Lốp xe ô tô được xem là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nên sẽ là bộ phận dễ bị tổn thương và hư hại nhất khi xe di chuyển trên các đoạn đường gồ ghề như bị phồng rộp, rách, bẹp lốp do va chạm với các vật thể trên đường chẳng hạn như đá dăm, đất đá.
Để đảm bảo an toàn khi lái xe trên đường xấu, việc bảo quản và quản lý lốp xe là cần thiết, người dùng cần duy trì áp suất lốp ở mức phù hợp, tránh để lốp quá non hoặc quá căng. Ngoài ra, hiểu rõ về cách lựa chọn lốp xe ô tô phù hợp với loại đường và điều kiện lái là điều cần thiết. Các lốp có thiết kế và kích thước khác nhau có thể phù hợp với các loại địa hình và môi trường lái xe khác nhau, từ đường trơn trượt đến đường xấu và địa hình gồ ghề.
Vành xe thường phải chịu đựng nhiều tác động khắc nghiệt khi di chuyển trên các đoạn đường xấu, đầy ổ gà. Hậu quả của việc lái xe ô tô trên địa hình xấu thường dễ dàng nhìn thấy qua các dấu hiệu như vành bị méo và vênh. Những hư hỏng này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của xe, mà còn có thể gây mất an toàn, làm giảm hiệu suất lái xe và tạo ra sự mất cân bằng, đặc biệt khi đối mặt với tình huống khẩn cấp.
Để tránh những tác động tiêu cực này, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho vành xe là việc làm hết sức cần thiết khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc hoặc méo vênh.
Khi phải đối mặt với các đoạn đường xấu, gập ghềnh và đầy ổ gà, hệ thống treo sẽ phải làm việc hết công suất để hấp thụ các xung động từ mặt đường. Nhưng hệ thống treo cũng có giới hạn về sự chịu đựng và cường độ.
Việc di chuyển thường xuyên trên các đoạn đường như vậy có thể gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống treo, bao gồm việc lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn hoặc hỏng thanh chống. Những vấn đề này không chỉ làm giảm khả năng vận hành của xe mà còn có thể gây ra những tiếng động lạ và không đảm bảo an toàn.
Việc sửa chữa cho hệ thống treo của xe cũng khá tốn kém vì thế người dùng nên thường xuyên bảo dưỡng hệ thống để kịp thời phát hiện kỳ dấu hiệu nào của hỏng hóc hoặc lỏng lẻo để đảm bảo hiệu suất khi lái xe và tiết kiệm chi phí.
Hệ thống ống xả của xe ô tô nằm ở gầm xe vì thế có thể dễ bị tác động và hư hỏng khi xe phải di chuyển qua các đoạn đường gập ghềnh và tiếp xúc với các vật thể cứng như đá, sỏi.
Tác động lâu ngày có thể khiến ống xả bị méo, thủng, thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như, tiếng ồn từ động cơ và khí thải có thể gia tăng đáng kể, làm cho trải nghiệm lái xe trở nên không thoải mái. Thêm vào đó, một hệ thống ống xả hỏng có thể làm cho lượng khí thải thải ra môi trường không kiểm soát được, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi hệ thống ống xả bị hỏng, có thể xảy ra hiện tượng khí thải trào ngược vào khoang cabin, tạo ra mùi khó chịu và tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe.
Mặc dù các mẫu xe thấp có điểm lợi về biên độ dao động thấp hơn so với xe gầm cao khi di chuyển trên mặt đường gập ghềnh, nhưng chúng vẫn có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến va chạm và tổn thương.
Các đoạn đường xấu thường gây ra các xung động mạnh và đối với các xe thấp gầm, mức độ va chạm và tổn thương có thể lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các bộ phận như gờ và cản xe cũng dễ bị tổn thương khi xe di chuyển trên các đoạn đường xấu, làm cho diện mạo của xe không còn như ban đầu.
Để tránh những tác động tiêu cực này, người lái xe cần phải thận trọng và bình tĩnh khi di chuyển xe gầm thấp. Việc lái xe từ từ và tránh các va chạm không đáng có sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương cho thân xe và các bộ phận khác.
Hệ thống truyền động của xe ô tô hoạt động thông qua một loạt các bộ phận, bao gồm các bánh răng và dây đai truyền sức mạnh, để biến đổi động năng thành cơ năng.
Tuy nhiên, khi phải vượt qua các đoạn đường xấu và gập ghềnh, hệ thống truyền động của ô tô dễ bị tác động và hư hỏng. Các va chạm và xung động từ mặt đường có thể tạo áp lực lớn lên các bộ phận bên trong hệ thống truyền động, gây ra mài mòn nghiêm trọng cho các bánh răng và các bộ phận khác của xe.
Sự hư hỏng trong hệ thống truyền động có thể dẫn đến mất khả năng vận hành của xe, vấn đề vận tải và thậm chí là tai nạn nếu không được sửa chữa kịp thời.
Lái xe trên đường xấu hoặc các đoạn đường không phẳng thường đặt áp lực lớn lên hệ thống phanh của ô tô. Hậu quả là má phanh và các bộ phận liên quan có nguy cơ bị mòn và hỏng hóc.
Để giảm thiểu tác động của đường xấu đối với hệ thống phanh và đảm bảo an toàn khi lái xe, người lái có thể thực hiện một số biện pháp như giảm tốc độ và điều hướng xe một cách cẩn thận để tránh các điểm xấu của đường. Điều này giúp giảm áp lực lên hệ thống phanh và làm tăng tuổi thọ của má phanh và các bộ phận liên quan.
Hệ thống vô lăng của xe là một phần quan trọng trong quá trình điều khiển và giữ xe ổn định. Khi người lái cảm nhận sự lỏng lẻo, rung lắc hoặc tiếng động khó chịu khi xoay tay lái, có khả năng cao là hệ thống vô lăng đã bị hư hỏng.
Dấu hiệu hỏng thước lái cũng có thể gây ra rò rỉ dầu trợ lực từ vòng chữ O và bốt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của người lái và làm cho việc lái xe trở nên nguy hiểm.
Nếu người lái cảm nhận rằng xe mất khả năng tăng tốc hoặc phát ra tiếng ồn không bình thường từ động cơ, có thể đó là dấu hiệu của hệ thống cảm biến bị hỏng do lái xe trên đường xấu.
Cảm biến hỏng có thể gây ra sự không chính xác trong việc đo lường và điều khiển các yếu tố như tốc độ và khí nhiên liệu, dẫn đến hiệu suất lái xe kém hoặc tiếng động ồn không mong muốn.
Khi va chạm vào các ổ gà hoặc di chuyển trên các đoạn đường xấu có thể gây hại cho bộ tản nhiệt và tạo ra các lỗ nhỏ hoặc vết nứt trên bề mặt của bộ phận. Điều này có thể dẫn đến rò rỉ chất lỏng làm mát từ hệ thống tản nhiệt.
Rò rỉ chất lỏng làm mát có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Nó có thể làm cho động cơ nóng lên quá mức, gây ra hiệu suất giảm và có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng. Ngoài ra, chất lỏng làm mát cũng có thể đọng lại trên các bộ phận nhiệt động khác, gây ra sự mất an toàn khi lái xe.